您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Wigan Athletic vs Fulham, 22h00 ngày 8/2: Khó có bất ngờ
NEWS2025-02-12 13:57:08【Nhận định】6人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 08/02/2025 09:53 Nhận định bóng lịch thi đấu bóng đá việt namlịch thi đấu bóng đá việt nam、、
很赞哦!(57822)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Farense vs Nacional, 22h30 ngày 9/2: Tận dụng lợi thế
- VinFast hâm nóng Green Growth Show 2023 với loạt xe điện, phụ kiện độc đáo
- Đề nghị truy tố 254 bị can trong ‘đại án đăng kiểm’
- Nhân viên bất động sản bất ngờ khi nhận được Tết Nguyên Đán 2023
- Nhận định, soi kèo Jamaica vs Trinidad và Tobago, 08h00 ngày 10/2: Lần đầu cho Dwight Yorke?
- Ngày mai, ‘cha đẻ’ ChatGPT công bố đối thủ của Google?
- Tìm giải pháp chuyển đổi số để Việt Nam phát triển thịnh vượng
- Bộ Xây dựng đề xuất phạt kịch khung 1 tỷ đồng vi phạm xây dựng
- Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Bremen, 02h30 ngày 8/2
- Bộ Xây dựng đề xuất phạt kịch khung 1 tỷ đồng vi phạm xây dựng
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2
Định giá đất kéo dài, chủ dự án "lách luật"
Thời gian qua, không ít chủ đầu tư dự án nhà ở tại TP.HCM gặp vướng mắc trong khâu xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung trước khi đưa dự án vào kinh doanh cũng như sau khi bàn giao nhà cho người mua.
Thực tế, nhiều dự án nhà ở sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhhận quyền sử dụng đất dự án thì có sự điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc như tăng hệ số sử dụng đất và tăng số lượng nhà ở. Điều này dẫn đến phát sinh nghĩa vụ tài chính bổ sung.
Trách nhiệm của chủ đầu tư là phải hoàn tất nghĩa vụ tài chính bổ sung nếu dự án có tăng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc. Tuy vậy, các quy định lại không nêu cụ thể thời gian phải thực hiện nghĩa vụ này. Đồng thời, thời gian xác định tiền sử dụng đất bổ sung thường kéo dài 1 – 2 năm.
Quy trình định giá đất cho các dự án nhà ở thương mại thường kéo dài từ 1 - 2 năm. Theo ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, việc yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính bổ sung mới được xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, trong khi chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ này theo chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cũ, sẽ gây khó khăn.
“Điều này dẫn đến, có trường hợp chủ đầu tư lách luật để huy động vốn theo hình thức đặt cọc, giữ chỗ, dẫn đến những pháp lý phức tạp của dự án”, ông Khiết nói.
Để giải quyết vướng mắc, Sở Xây dựng đề xuất tháo gỡ theo 2 hướng. Với những dự án có thay đổi quy hoạch nhưng không tăng hệ số sử dụng đất và diện tích sàn xây dựng (thêm tầng hầm hoặc mở rộng diện tích sàn tầng hầm) thì được xác nhận đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai cho toàn dự án.
Còn với dự án có thay đổi chỉ tiêu quy hoạch như tăng hệ số sử dụng đất, diện tích sàn xây dựng và số lượng căn hộ, Sở Xây dựng sẽ xác nhận đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai cho số lượng nhà ở tương ứng theo chỉ tiêu quy hoạch mà chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Tiếp đó, sau khi chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính bổ sung, Sở Xây dựng sẽ xem xét cho bán số lượng nhà ở còn lại trong dự án.
Người mua nhà bất an, chủ đầu tư mang tiếng bội tín
Tình trạng ách tắc tiền sử dụng đất dẫn đến ách tắc sổ hồng cũng là một trong những vấn đề vướng mắc còn tồn tại ở TP.HCM nhiều năm qua.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) nhận định, việc chậm cấp sổ hồng do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu tại các dự án nhà ở thương mại đến từ ách tắc trong khâu xác định tiền sử dụng đất.
Chậm xác định tiền sử dụng đất bổ sung khiến cho chủ đầu tư lẫn người mua nhà đều… khổ. Thống kê của HoREA cho thấy, hiện TP.HCM có 56 dự án (trong tổng số 490 dự án được phê duyệt giai đoạn 2015 - 2019) với gần 30.000 căn nhà của 14 doanh nghiệp bị chậm cấp sổ hồng. Ngoài ra, hơn 100 dự án đã nộp hồ sơ đề nghị tính tiền sử dụng đất nhưng chưa được giải quyết.
Trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng, ngày 30/3/2021, UBND TP.HCM đã chấp thuận xử lý theo 2 hướng nói trên nhằm tháo gỡ vướng mắc về thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung khi xác nhận đủ điều kiện được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Tranh cãi về tiền sử dụng đất dự án nhà ở: Người đòi nộp sớm, kẻ muốn… từ từ
- Ngoài chi phí quản lý vốn và giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất chiếm chi phí lớn khi triển khai một dự án nhà ở thương mại. Trong khi một số chủ đầu tư muốn nộp sớm thì cũng có doanh nghiệp muốn... từ từ.
">‘Ách tắc’ tiền sử dụng đất bổ sung, chủ dự án lẫn người mua nhà đều… khổ
Vắng bóng nhà giá rẻ
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có báo cáo gửi Công an TP.HCM về tình hình thị trường bất động sản (BĐS) thành phố trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021.
Trong năm 2020, Sở Xây dựng TP.HCM xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn nhà ở hình thành trong tương lai 31 dự án, tổng số 16.895 căn nhà. Trong đó có 7.114 căn thuộc phân khúc cao cấp; 9.618 căn phân khúc trung cấp và 163 căn nhà ở bình dân.
6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn TP.HCM có 12 dự án đủ điều kiện huy động vốn nhà ở hình thành trong tương lai, với tổng số 6.541 căn. Phân khúc cao cấp có 3.586 căn, còn lại thuộc phân khúc trung cấp. Nhà ở thuộc phân khúc bình dân chính thức vắng bóng trên thị trường.
6 tháng đầu năm 2021, không có sản phẩm nhà ở bình dân nào ở TP.HCM được xác nhận đủ điều kiện huy động vốn. Theo Sở Xây dựng TP.HCM, nhìn chung nguồn cung về căn hộ trung và cao cấp tiếp tục phát triển nhưng vẫn thiếu nguồn cung về căn hộ bình dân, nhà ở xã hội.
Các sản phẩm cao cấp dự báo lượng giao dịch sẽ chững lại. Ở một số khu vực, giá bán BĐS có sự dao động nhẹ trong từng phân khúc. Riêng đất nền tại khu vực phía Đông thành phố, đặc biệt ở khu vực có hạ tầng hoàn thiện, nằm trong khu vực kết nối các tuyến đường giao thông thuận lợi, sẽ có xu hướng tăng giá.
Chủ đầu tư ‘lách luật’ để huy động vốn
Sở Xây dựng TP.HCM cho hay, thời gian qua, có nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh BĐS có thể hình thành những điểm nóng, phức tạp. Nguyên nhân bởi hệ thống các quy định pháp luật còn bất cập, thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong việc ngăn chặn và đề xuất giải pháp xử lý những vi phạm.
Một số vi phạm thường xảy ra như: Một căn hộ bán cho nhiều người; dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục pháp lý nhưng chủ đầu tư đã cho đặt cọc, giữ chỗ, hứa mua hứa bán;
Các đơn vị môi giới BĐS, phát triển dự án, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh… không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về BĐS để ký hợp đồng mua bán nhà ở với khách hàng.
Dự án chung cư Kingsway Tower ngưng xây dựng, khách hàng mòn mỏi chờ nhà. Về tình trạng một căn hộ bán cho nhiều người, cuối tháng 1/2021, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Siêu Thành, chủ đầu tư dự án chung cư Nam An (tên thương mại là Kingsway Tower), P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân.
Trước đó, Công an TP.HCM cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Vũ Bảo Trinh để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH BĐS Nam Thị, chủ đầu tư chung cư La Bonita, P.25, Q.Bình Thạnh.
Đây là hai vụ việc mới nhất chủ đầu tư bị khách hàng tố cáo bán trùng căn hộ nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong khi chung cư La Bonita đã hoàn tất xây dựng thì tại chung cư Kingsway Tower, khách hàng vẫn chưa được nhận nhà vì dự án đang ngừng thi công.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè xác nhận trên địa bàn không có dự án tên La Partenza. Với thực trạng pháp lý chưa hoàn chỉnh nhưng chủ đầu tư đã cho đặt cọc, giữ chỗ, hứa mua hứa bán…, gần đây có dự án chung cư La Partenza tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP.HCM do Công ty TNHH Giao Hưởng Xanh (thành viên của Công ty CP BĐS Khải Hoàn Land) làm chủ đầu tư.
Theo tìm hiểu, từ cuối năm 2019, nhiều khách hàng đã đặt cọc mua căn hộ tại dự án La Partenza bằng hình thức ký văn bản thoả thuận với Công ty CP BĐS Khải Minh Land, đơn vị phân phối dự án.
Tiến độ thanh toán được chia theo đợt và đến nay nhiều khách hàng đã đóng 30% giá trị căn hộ tại dự án này. Tuy nhiên, dự án la Partenza hiện vẫn chỉ là bãi đất trống, chưa có động thái xây dựng.
Trả lời PV VietNamNet, ông Võ Phan Lê Nguyễn – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, trên địa bàn huyện không có dự án nào có tên La Partenza.
Về dự án Cao ốc căn hộ tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè do Công ty TNHH Giao Hưởng Xanh làm chủ đầu tư, ông Võ Phan Lê Nguyễn cho hay, dự án được UBND TP.HCM phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 vào ngày 18/12/2020.
Tương tự, một dự án khác là dự án chung cư tại Tân Túc, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh được giới thiệu rầm rộ ra thị trường từ đầu năm 2020.
Cung ứng khoảng 2.000 sản phẩm, giá bán căn hộ tại dự án này dao động từ 36 – 38 triệu đồng/m2. Đây được xem là mức giá khá cao tại khu vực vùng ven này.
Nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động kinh doanh BĐS trái luật như một căn hộ bán cho nhiều người hay dự án chưa hoàn chỉnh pháp lý đã huy động vốn bằng hình thức đặt cọc, giữ chỗ, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ngành tăng cường công tác tuyên truyền, công khai thông tin pháp lý dự án.
Đồng thời, Sở Xây dựng kiến nghị Công an TP.HCM điều tra, xử lý các đối tượng cung cấp thông tin sai lệch về các dự án BĐS, hạ tầng kỹ thuật đô thị, các chủ đầu tư vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự hoặc có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch BĐS.
Thanh tra phát hiện loạt sai phạm tại các dự án khu đô thị ở TP.HCM
Chủ đầu tư các dự án tự đền bù trước khi được chấp thuận địa điểm đầu tư và được giao đất; khởi công khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính…
">TP.HCM khó kiểm soát chủ đầu tư dự án ‘lách luật’ huy động vốn
Đánh cược tính mạng, tự “nhốt” trong nhà kín không lối thoát
Theo quy định hiện nay chỉ có công trình riêng lẻ làm khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích trên 5.000m3 mới buộc phải có thiết kế phòng cháy chữa cháy (PCCC). Cùng với đó là thực tế đất chật, người đông “tấc đất, tấc vàng” tại các đô thị lớn nên hầu hết các công trình nhà ở riêng lẻ trong khu dân cư đều chỉ chú trọng đến tận dụng diện tích cho công năng sử dụng, chưa tính toán đến các yêu cầu kỹ thuật khác, trong đó có vấn đề PCCC, cứu nạn cứu hộ khiến những vụ hỏa hoạn thương tâm vẫn liên tiếp xảy ra ở các khu đô thị hiện hữu với thiết kế nhà riêng dạng ống.
Chỉ trong chưa đầy 1 tuần, hai vụ cháy liên tiếp xảy ra tại TP.HCM và Hà Nội đã lấy đi tính mạng 10 người. Những căn nhà bị cháy này đều là nhà phố, nhà ống, không có lối thoát hiểm.
Căn nhà bị cháy tại phường Cát Lái (TP Thủ Đức, TP.HCM) rạng sáng ngày 30/3 được thiết kế theo dạng ống Ghi nhận tại hiện trường căn nhà bị cháy rạng sáng ngày 30/3 ở phường Cát Lái (TP Thủ Đức, TP.HCM) khiến 6 người trong gia đình thiệt mạng là căn nhà cấp 4, tứ phía bít bùng, chỉ có một lối ra vào là cửa chính nhưng bị 5 chiếc xe máy chắn ngang.
Vụ cháy ở số nhà 311 Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa, Hà Nội) ngày 4/4 là ngôi nhà hình ống, cao 3 tầng, 1 tum, có mái lợp tôn hàn sắt, diện tích mặt sàn mỗi tầng khoảng 60m2, mặt tiền rộng khoảng 3,2m, nhà có lối ra vào duy nhất là cửa chính. Ngôi nhà được gia đình sử dụng để kinh doanh đồ sơ sinh (bỉm, sữa...). Các mặt hàng xếp trên các kệ tủ hàng đặt ở tầng 1. Các tầng 2, tầng 3 và tầng tum cũng chứa hàng và là nơi sinh hoạt của gia đình.
Theo Đại tá Lê Văn Hiến, Phó trưởng Công an quận Đống Đa, cho biết Đống Đa là một quận đặc thù nội thành Hà Nội, có rất nhiều ngõ nhỏ, nhà trọ và nhà ở kết hợp kinh doanh dạng nhà ống, rất nhiều nhà không có lối thoát nạn. Chính vì vậy, khi xảy ra cháy ở dạng nhà này luôn thường trực nguy cơ tử vong.
Trao đổi với PV VietNamNetvề vấn đề này, chuyên gia Lê Văn Thịnh, nguyên Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, nhà ống hạn chế thoát nạn thì đúng nhưng nếu đầu tư đúng mức có hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động thì nhà ống vẫn đảm bảo an toàn.
Theo ông Thịnh, nhìn nhận từ thực tế hiện nay tại nhiều chung cư cũ đến nhà ở riêng lẻ nhiều gia đình cơi nới, xây dựng chuồng cọp như vậy coi như tự nhốt mình trong sự nguy hiểm trong lồng sắt bít kín.
“Về nguyên tắc người thiết kế không bao giờ thiết kế như vậy nhưng người sử dụng lại tự biến đổi. Bây giờ cần phải làm mạnh tay quyết liệt với vấn đề cơi nới xây dựng chuồng cọp. Để tránh tình trạng này luật pháp phải nghiêm, vi phạm là phải phá dỡ. Cơi nới như vậy không cháy thì cũng mất an toàn sập đổ. Bây giờ đổ lỗi cho nhà ống hay 1 lối thoát cũng không chính xác. Nếu ban công không làm lồng kín thì việc thoát hiểm sẽ khả thi” – ông Thịnh nói.
Hiện trường vụ cháy tại nhà 311 Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội) có một lối ra, vào KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng một trong những “yếu huyệt” khi xảy ra hoả hoạn là ban công bị rào kín, đặc biệt các hộ nhà ống, tập thể thường lắp chuồng cọp kiên cố để tránh trộm cắp, mở rộng diện tích sinh hoạt.
“Ở đây cần nhìn nhận khách quan. Không thể cứ đổ lỗi cho thiết kế nhà ống. Về thiết kế nhà ống, đô thị cũ phải chấp nhận nhưng vấn đề ở đây là phải thích ứng, ứng phó với thực tế. Đặc biệt ban công không làm chuồng cọp vừa vi phạm trật tự xây dựng, mất mỹ quan đô thị vừa mất an toàn. Đây là trách nhiệm của thanh tra xây dựng” – ông Tùng nêu ý kiến.
Bên cạnh đó, vị Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng khi kinh doanh cần quản lý chặt chẽ các mặt hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể.
“Ta cũng phải thừa nhận với nhau rằng nhà phố trong cảnh “tấc đất, tấc vàng” người dân luôn tận dụng để kinh doanh, bán hàng. Nhà ở trong đô thị lại biến thành kho hàng, buôn bán là một điều rất nguy hiểm. Trong khi đó khả năng ứng phó với cháy nổ của người dân rất kém thậm chí chủ quan. Về luật kinh doanh khi mở cửa hàng thì có đảm bảo điều kiện để cấp phép kinh doanh không. Kinh doanh các loại mặt hàng cũng cần có những điều kiện riêng trong đó có vấn đề về PCCC. Điều này cần được quan tâm xem xét” – ông Tùng nói.
Cần diễn tập thoát nạn trong nhà phố, nhà ống
KTS Phạm Thanh Tùng nhận định điều rất quan trọng là ý thức của các gia đình phải tự bảo vệ và công tác giám sát kiểm tra của chính quyền sở tại.
“Đã đến lúc cần phải có hành động quyết liệt bảo vệ an toàn tính mạng của người dân, nhà ở riêng lẻ cũng phải có báo cháy và chữa cháy tự động. Nên sử dụng khoá thông minh, các thiết bị an toàn…” – ông Tùng nói.
Chuyên gia Lê Văn Thịnh đặt vấn đề, tại sao chỉ có nhà chung cư, nhà cao tầng, nhà trong khu đô thị mới làm hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động còn nhà riêng lẻ thì không?
Tại nhiều chung cư cũ đến nhà ở riêng lẻ nhiều gia đình cơi nới, xây dựng chuồng cọp như tự đánh cược tính mạng, nhốt mình trong sự nguy hiểm “Theo tôi bây giờ cần đưa vào luật “ép” tất cả nhà ở cho dù nhà ở riêng lẻ cũng phải có hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động. Trong các quy định hiện nay nếu chưa nói rõ cụ thể vấn đề cháy nổ cho nhà dân về vấn đề này thì cần xem xét” – ông Thịnh nhấn mạnh.
Ông Thịnh cũng cho rằng, thiết kế của nhà dân lẽ ra cần qua thẩm duyệt của công an PCCC và phải yêu cầu có PCCC tự động. Riêng đối với nhà ở kiêm cửa hàng thì hệ thống báo cháy tự động càng cần thiết.
“Không chỉ lưu ý về vấn đề lối thoát nạn, nhà dân cũng cần lưu ý về đường điện. Dây điện phải chịu được tải và thường xuyên kiểm tra bảo trì. Nhà dân thường dây dẫn điện thường chỉ là hệ thống điện chiếu sáng chung còn hệ thống điện động lực đun nấu lò bếp, máy giặt, tủ lạnh… nhà riêng lẻ không mấy nhà tách 2 hệ thống như vậy.
Về mặt thiết kế, kiến trúc phải bố trí lối thoát hiểm tuyệt đối không cơi nới, xây dựng chuồng cọp. Bây giờ cần phải làm mạnh tay quyết liệt với vấn đề cơi nới xây dựng chuồng cọp. Vi phạm là phải phá dỡ mới đảm bảo an toàn tính mạng người dân” – ông Thịnh nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia này, cũng cần nâng cao việc tuyên truyền tập huấn cho người dân khi cháy thì thoát hiểm ra sao. Cần diễn tập thoát nạn trong nhà phố, nhà ống trang bị kiến thức cho người dân khi cháy ở tầng 1 thì thoát hiểm ra sao, cháy tầng 2, tầng tum…thì cần làm thế nào. Khi người dân không có kỹ năng thoát hiểm thấy cháy lại chạy lên tum trong khi nơi này gia đình đã bịt kín, xây chuồng cọp là nơi không lối thoát thì lên đó lại là đường cùng, rất ít cơ hội sống sót, chết ngạt rất nhanh.
Bên cạnh đó, ông Thịnh cho biết, cần lưu ý thêm cửa ra vào các phòng thông ra hành lang, chiếu tới của cầu thang đều phải là cửa chống cháy. Khi dùng cửa cuốn cần lưu ý nếu xảy ra hoả hoạn hệ thống điện không điều chỉnh được thì dây xích để kéo bằng tay phải luôn luôn thả xuống ở tầm tay để có sự cố mới kéo được thuận lợi.
Thuận Phong
Hiện trường vụ cháy nhà khiến 4 người thiệt mạng ở Hà Nội
Vụ hỏa hoạn xảy ra tại ngôi nhà số 311 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội, khiến ít nhất 4 người tử vong.
">Yếu huyệt nhà ống, nhà phố không lối thoát cháy chạy đâu
Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Real Betis, 20h00 ngày 8/2: Niềm tin cửa trên
Ông Trần Văn Thương khi còn giữ chức phó Phòng CSGT - Công an TP.HCM. Ảnh: Linh An Theo hồ sơ vụ án, năm 2018, Danh Thanh Tiền, Nguyễn Trọng Vĩnh và Đoàn Hải Linh góp vốn để thành lập Công ty TNHH Lâm Hà Trúc với mục đích thành lập trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM.
Giữa tháng 1/2019, Tiền mang hồ sơ đến Cục Đăng kiểm Việt Nam gặp ông Trần Kỳ Hình (lúc đó là Cục trưởng) đưa hối lộ 10 triệu đồng để xin cấp mã số đăng kiểm.
Ông Hình đã ký giấy cấp cho Tiền mã số trung tâm là 50-15D. Sau đó Tiền tiến hành lắp đặt hoàn thiện trang thiết bị phục vụ đăng kiểm.
Tiếp đó, Tiền gửi văn bản ra Cục Đăng kiểm đề nghị cử đoàn vào kiểm tra đánh giá lần đầu để Trung tâm Đăng kiểm 50-15D đi vào hoạt động. Tuy nhiên, sau thời gian dài nhưng Cục Đăng kiểm không cử đoàn kiểm tra vào. Do đó, Vĩnh đích thân tới Cục Đăng kiểm để gặp ông Hình.
Lúc này, ông Hình cho biết không đồng ý để Tiền làm tại Trung tâm 50-15D nhưng không nêu rõ lý do. Khi Vĩnh về thông báo, họp bàn thì Tiền chủ động bán lại toàn bộ cổ phần cho ông Trần Văn Thương với số tiền 365 triệu đồng.
Ông Thương được các cổ đông bầu làm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Lâm Hà Trúc. Có một số người cũng tham gia góp vốn vào công ty này nhưng nhờ người khác đứng tên.
Ông Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) khi bị khởi tố, bắt tạm giam. Ảnh: CACC Tháng 5/2019, ông Thương và Vĩnh ra Cục Đăng kiểm gặp, đưa hối lộ 2.000 USD cho ông Trần Kỳ Hình để ông này cử đoàn kiểm tra vào đánh giá cho Trung tâm 50-15D sớm đi vào hoạt động.
Tháng 6/2019, ông Thương ký quyết định bổ nhiệm Nguyễn Trọng Vĩnh làm giám đốc, Đoàn Hải Linh làm phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-15D.
Thời gian ngắn sau, ông Trần Anh Quân (khi đó là quyền phó Phòng kiểm định xe cơ giới) đã làm trưởng đoàn kiểm tra Trung tâm Đăng kiểm 50-15D. Ông Hình cũng duyệt, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cho trung tâm này bắt đầu hoạt động từ ngày 22/6/2019 tại đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức.
Cơ quan điều tra xác định, ông Thương không trực tiếp điều hành, mà giao toàn quyền quyết định Trung tâm Đăng kiểm 50-15D cho Nguyễn Trọng Vĩnh, Đoàn Hải Linh.
Hai người này giao cho Vũ Hữu Bình đứng ra móc nối với các đối tượng môi giới để nhận hối lộ của chủ các phương tiện đăng kiểm định kỳ và phương tiện nghiệm thu xe cải tạo để cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ.
Các đối tượng “cò” móc nối đăng kiểm viên để nhận hối lộ 400 – 700 ngàn đồng/xe nhằm bỏ qua các lỗi sai phạm.
Theo cơ quan điều tra, từ khi đi vào hoạt động đến tháng 11/2022 các "cò" đã đưa hối lộ khoảng 3,5 tỷ đồng cho Trung tâm Đăng kiểm 50-15D thông qua Vũ Hữu Bình, để cấp 17.940 lượt giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Bình cất tiền vào tủ riêng, báo cáo cho Vĩnh hằng ngày và 1 – 2 tuần sẽ tổng kết để ăn chia nhau.
Ngoài ra, Vĩnh, Linh còn chỉ đạo Bình thực hiện việc nhận tiền hối lộ từ chủ phương tiện, công ty thiết kế, thi công cải tạo với giá tiền là 1 triệu đồng/phương tiện cải tạo có thiết kế, 500 nghìn đồng/phương tiện xe cơ giới cải tạo miễn thiết kế, 1 triệu đồng/phương tiện xe máy chuyên dụng và các hồ sơ sau khi nghiệm thu thì phải đăng kiểm đạt.
Về số tiền nhận hối lộ từ việc nghiệm thu xe cải tạo, Bình giữ và thống kê, đến cuối tháng báo lại cho Vĩnh rồi chia nhau.
Chủ động đầu thú
Bị can Vĩnh khai, từ tháng 10/2010 khi Trung tâm 50-15D có lãi thì chia cho các cổ đông 10 triệu đồng/người/tháng. Các cổ đông không biết Vĩnh đưa ra chủ trương nhận tiền bỏ qua lỗi trong quá trình đăng kiểm và thu lợi bất chính.
Để trung tâm hoạt động không bị kiểm tra, hoặc khi có đoàn thanh tra sẽ được báo trước và bỏ qua những lỗi sai phạm, Vĩnh đã đưa hối lộ trực tiếp cho ông Trần Kỳ Hình 15 triệu đồng/tháng.
Đến năm 2020, mức chung chi hằng tháng tăng lên 20 triệu đồng/tháng. Tổng cộng Vĩnh đưa cho ông Hình 90 triệu đồng và 2.000 USD.
Cuối tháng 7/2021 khi ông Đặng Việt Hà lên chức Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam thay ông Trần Kỳ Hình, Vĩnh ra đưa hối lộ 100 triệu đồng chúc mừng lên chức và thỏa thuận với ông Hà về số tiền chung chi hằng tháng là 20 triệu đồng. Tổng cộng, Vĩnh đã đưa cho ông Hà 140 triệu đồng.
Bị can Trần Văn Thương và các cổ đông tại Trung tâm Đăng kiểm 50-15D khai không biết việc nhận hối lộ để bỏ qua sai phạm khi đăng kiểm phương tiện. Ảnh: CACC Theo cơ quan điều tra, bị can Nguyễn Trọng Vĩnh phải chịu trách nhiệm hình sự với số tiền 4,3 tỷ đồng, là tiền nhận hối lộ từ các xe đăng kiểm định kỳ và từ xe cải tạo.
Ngoài cáo buộc tội “Nhận hối lộ”, bị can Vĩnh còn bị đề nghị truy tố về tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” khi có hành vi làm giả và sử dụng 20 hồ sơ nghiệm thu xuất xưởng xe cải tạo khống của Công ty TNHH SX TM DV Quốc Phong.
Bị can Trần Văn Thương đã chủ động đầu thú khi xảy ra "đại án đăng kiểm". Bị can Thương khai, đã giao mọi hoạt động công ty cho Vĩnh, mỗi tháng được chia 10 triệu đồng, tổng cộng đã nhận 180 triệu đồng.
Bị can Thương không biết việc nhận hối lộ để bỏ qua sai phạm trong quá trình đăng kiểm phương tiện cũng như không biết việc đưa hối lộ hằng tháng cho Cục trưởng Cục Đăng kiểm.
Cơ quan điều tra cáo buộc bị can Thương chịu trách nhiệm hình sự với số tiền đưa hối lộ là 2.000 USD (tương đương 46 triệu đồng) cho ông Trần Kỳ Hình.
">Cựu phó Phòng CSGT TP.HCM đưa hối lộ 2.000 USD trong 'đại án đăng kiểm'
Một tuyến kênh thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp ở Đắk Lắk. Ảnh minh họa Trước đó, Công an tỉnh Đắk Lắk nhận phản ánh về việc tại dự án trên có các hành vi:
Nghiệm thu khi công việc chưa thực hiện, nghiệm thu nhiều hơn công việc thực tế thực hiện tại nhiều tuyến kênh.
Nghiệm thu thanh toán đối với số lượng bê tông cốt thép tấm lát đã được đúc tại bãi nhưng không có tại hiện trường.
Thanh toán khối lượng đường phục vụ thi công 7 tuyến kênh nhưng hiện trạng không có đường; 300m thuộc tuyến kênh N2-10 đã thi công nhưng bị phá dỡ.
Kết quả giám định cho thấy, giá trị khối lượng một số hạng mục như kênh nhánh N2-10, N2-13, công trình trên kênh, nhà quản lý công trình, trang thiết bị kèm theo đã thi công thực tế nhỏ hơn giá trị khối lượng đã nghiệm thu thanh toán gần 2,5 tỷ đồng.
Đặc biệt, giá trị khối lượng nghiệm thu thanh toán một số kênh nhánh, công trình trên kênh không hiện hữu tại công trình hơn 5 tỷ đồng.
Từ đó, cơ quan công an xác định có việc nâng khống khối lượng thi công để nghiệm thu, thanh toán, rút vốn của Nhà nước.
Ngay sau khi có kết quả giám định, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".
Đồng thời, gửi thông báo đến những đơn vị có liên quan gồm: Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk; Ban Quản lý dự án khai thác công trình thủy lợi (thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk); Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Phúc Vinh; Công ty TNHH Xây dựng Ngân Hà; Công ty TNHH Phú Xuyên; Công ty TNHH Xây dựng Đức Phát cùng một số cá nhân.
Trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, dự án trên do Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk làm chủ đầu tư.
Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Nâng khống giá quà tặng Tết công nhân, cựu Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hải Dương lĩnh ánTòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hải Dương đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với Mai Xuân Anh, cựu lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh cùng đồng phạm về tội tham ô tài sản.">Khởi tố vụ 'vẽ' khối lượng thi công dự án thủy lợi để rút vốn ở Đắk Lắk
Suốt buổi nói chuyện với chúng tôi, chị không thể ngăn được nước mắt ngừng rơi. Có lẽ sự đau đớn, tuyệt vọng mà chị đang trải qua quá khủng khiếp. Vợ chồng chị chạy vạy, đi cầu cứu từng người một để níu lấy chút hy vọng mong manh có tiền chữa bệnh mà sống thêm với con.
Chị Phan Hoàng Như Ý (sinh năm 1981, ở thôn Trung Thành, xã Vinh Quang, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) bị ung thư tam giác hậu hàm. Khoảng tháng 9/2017, chị Như Ý phát hiện thấy ở cổ nổi hai cục hạch khá to kèm theo triệu chứng hay sốt về chiều. Khi chị đến bệnh viện, bác sĩ nghi ngờ đó là hạch lao. Vừa uống thuốc được ít bữa, chị Như Ý thấy bụng mình cứ lớn dần. Chị báo với bác sĩ điều trị, kết quả siêu âm của chị có thai 19 tuần tuổi.
Chị Như Ý phát hiện bị ung thư khi đang mang thai được 19 tuần Để giữ con, chị quyết định ngưng tất cả các loại thuốc dù biết như thế sẽ bất lợi cho sức khỏe của mình. Sinh con được 2 tháng, chị Như Ý mới tới bệnh viện khám lại, lúc này chị bàng hoàng biết mình bị ung thư. Con còn đỏ hỏn, chị đã phải xa con để điều trị trong bệnh viện.
Nỗi đau không chỉ dừng lại ở đó, 6 tháng sau, chồng chị Ý là anh Thái Văn Phước cũng được bác sĩ thông báo mắc bệnh ung thư gan đa ổ. Cả gia đình chìm trong nỗi sợ. Chạy chữa được một thời gian, anh Phước xin về nhà uống thuốc Nam cầm cự.
Anh Phước đã chấp nhận về nhà uống thuốc Nam cầm chừng “Hai vợ chồng cùng ở bệnh viện lấy tiền đâu mà chữa. Một người mắc bệnh này gia đình cũng khốn khổ rồi. Chồng tôi về nhà chữa bậy bạ thôi được tới đâu tính tới đó. Tôi chắc có lẽ cũng sắp về vì hết tiền bạc rồi”, chị Ý rầu rĩ.
Nợ nần chồng chất
Vợ chồng chị có với nhau 4 người con. Con gái lớn đã lập gia đình riêng, đang nuôi con nhỏ. Con thứ 2 chăm đứa em út mới 1 tuổi. Chỉ có đứa con thứ 3 làm ở xưởng gỗ lương 3 triệu đồng/tháng, số tiền này để duy trì cuộc sống gia đình.
Lâu nay hai vợ chồng chữa bệnh đều nhờ tiền vay mượn của ngân hàng và người thân. Số nợ hiện đã lên đến hơn 100 triệu đồng, giờ tiền lãi cũng không trả được.
Nếu như không có tiền tiếp tục chữa bệnh, tính mạng của chị Như Ý cũng sẽ nguy kịch. Anh chị làm công việc phụ hồ đã 20 năm nay. Đây là nguồn thu nhập chính nuôi các con khôn lớn. Bởi tính chất vất vả, không đều đặn, lại thêm nhà đông con cái khiến cuộc sống luôn trong tình trạng thiếu thốn, chưa bao giờ có tiền dư trong nhà.
Đến lúc đổ bệnh, không ai có thể đi làm kiếm tiền được nữa, cảnh nhà lại càng kiệt quệ. Anh Phước đã chấp nhận số phận, ở nhà chờ chết. Giờ anh chỉ dựa vào thuốc giảm đau cầm cự qua những cơn đau thấu xương. Những toa thuốc Nam xin về uống chỉ như là biện pháp tâm lý. Cơ hội chữa bệnh của chị Như Ý cũng đang tiến dần vào ngõ cụt.
Hy vọng cuối cùng của chị là nhận được sự chia sẻ của những mạnh thường quân. Mong sao có nhiều tấm lòng cùng chung tay giúp gia đình chị vượt qua được khó khăn trước mắt.
Đức Toàn
Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Phan Hoàng Như Ý, thôn Trung Thành, xã Vinh Quang, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum ĐT: 035 4567 492
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.092 (chị Phan Hoàng Như Ý)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Bị bỏng điện cao thế, nam sinh lớp 6 rất cần được giúp đỡ
Cậu bé Giàng Mí Dính (người dân tộc Mông) đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do hậu quả của tai nạn không đáng có.
">Cùng mắc bệnh ung thư, vợ chồng nghèo xin cứu